Quá trình sáng tác với cảm hứng từ “Những con chim”
Năm 2005, khi đang là sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Tác phẩm ‘Bầy chim” là sáng tác đầu tiên của tôi. Ở đây, cơ thể những con chim được thu nhở tối đa, nhường chỗ cho những đôi cánh lớn chao lượn đầy tự do, chúng nối tiếp nhau trên khung trời rộng lớn.
Thái Nhật Minh, BẦY CHIM, Nhôm đúc, 120x60x90, 2005 – Triển lãm Mỹ thuật Tây Bắc- Việt Bắc tại Lạng Sơn 2006
Năm 2008, Một sáng tác khác về con chim bằng đá trắng. Tâm lý về những đôi cánh chim tự do đã không còn bay bổng nữa, chúng vuông vức và nặng nề.
Thái Nhật Minh, CON CHIM, Đá, 2008
Từ một ý tưởng vẩn vơ khi làm gốm, để năm 2010 tôi sáng tác một tác phẩm con chim với một cơ thể tròn căng như một quả bóng, tôi bỏ đi hoàn toàn dấu vết của đôi cánh, đẩy tâm trạng nặng nề, tù tứng lên tới mức căng thẳng
Và một ngã rẽ khác khi nhìn thấy những mẫu gỗ thừa tại một xưởng mộc, đó là những mẫu gỗ Lim và Nghiến còn sót lại khi người ta làm tay vịn cầu thang, những hình thể đa dạng khác được mở ra từ đây, nhưng tâm lý chung về sự nặng nề, tù tứng, căng thẳng và cô đơn vẫn liên tục đeo bám.
Lấy cảm hứng từ sự biến đổi của hình thể, những tâm trạng khác nhau, sự bức bí, muốn thoát ra, nhưng cuối cùng đôi cánh vẫn như hai quả tạ tròn căng, níu giữ sự tự do ở lại
Thái Nhật Minh, NHỮNG CON CHIM, Nhôm đúc – Đồng đúc – Sắt hàn – Sợi chỉ, 55x55x178cm, 2011
Đàn chim bằng kim loại, tất cả được đúc từ một khuân, hình thể giống nhau, lấy cảm hứng từ giọt nước, chỉ có sử lí bề mặt là khác nhau chút ít. Đàn chim đang cố gắng cất cánh bay lên mà hình như đang rơi xuống – Một sự rơi rất mau lẹ, như giọt nước đã căng đầy… Tác phẩm này tôi muốn chuyển tải về một tâm trạng trữu nặng ưu tư
Thái Nhật Minh, ĐÀN CHIM, (150×150)cm,Nhôm đúc, 2012 – Triển lãm Điêu khắc trẻ 2012
Thái Nhật Minh, CON CHIM ĐÁ, Đá Mường, 2012- Bảo tàng văn hoá Mường – Hoà Bình
3. Triển lãm cá nhân “Những con chim” 4-2013 đến những sự phát triển khác
Thái Nhật Minh. Phác thảo cho triển lãm cá nhân “Những con chim – 2013”, 2012
Công tác chẩn bị, chọn tre, lấy dấu, đục lỗ…đều dùng phương pháp thủ công truyền thống của thợ làng nghề
Anh Đào Thế Mạnh đưa các then khớp vào nhau rất khó khăn, rất chặt và hông hề dùng đinh
“Ba chiếc lồng” thực chất chỉ là ba khung hình, để giới hạn không gian mang tích chật hẹp, có kích thước để người thật có thể chui vừa
Các then ngang được bổ sung để chia cắt không gian, ngay bên trong
Một số “Những con chim” độc bản, đúc từ nhôm đang chờ hoàn thiện bề mặt