Triển lãm
Triển lãm Điêu khắc “Mùa Hoa & Chim” của Thái Nhật Minh và Trần An
Khai mạc: 17h30, 15.06.2018
Triển lãm: 15.6 đến 06.07.2018 (từ 8h00 đến 20h00)
Địa điểm: eSpace, Tầng 3, tòa nhà Savina, số 1 phố Đinh Lễ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
(Vào cửa tự do)
Tác giả Thái Nhật Minh (Trái) & Trần An (Giữa)
Triển lãm điêu khắc “Mùa hoa & Chim” của hai nhà điêu khắc trẻ Thái Nhật Minh và Trần An đang trưng bày tại không gian eSpace là một cuộc hội ngộ tuyệt vời, mà ở đó không gian làm việc và không gian nghệ thuật được hòa quyện vào nhau. Hai chủ đề “Mùa hoa” và “Chim” cùng với hai chất liệu đối lập “Giấy và Sắt” lại đồng hành trong một cuộc đối thoại vô cùng thú vị giữa mầu sắc của tác phẩm, tính chất của vật liệu và ngôn ngữ của hình khối.
Không gian triển lãm
Thái Nhật Minh sử dụng “Bột Giấy” nhào trộn với keo cũng như các vật liệu và mầu tự nhiên. Kỹ thuật đắp trực tiếp bằng tay giúp anh để lại toàn bộ cảm xúc trong quá trình tạo tác trên tác phẩm. Cách sử dụng vật liệu của anh giống như con ong, con kiến xây tổ của mình, nó mang tính nguyên sơ và gần gũi với thiên nhiên
Thái Nhật Minh, Chim trong truyện cổ tích #1, 12x27x10cm, Bột Giấy, Keo, vôi, cát, 2018
Thái Nhật Minh, Ngóng Trông #9, 19x49x16cm, Bột Giấy, Keo, Que đồng, Acylic, 2017
Thái Nhật Minh, Ngóng Trông #10, 49x15x12cm, Bột Giấy, Keo, Que đồng, Acylic, 2018
Thái Nhật Minh, Ngóng Trông #8, 22,5x32x11,5cm, Bột Giấy, Keo, Que đồng, Acylic, 2017
Trần An sử dụng chất liệu “Sắt” kết hợp với các kỹ thuật đúc và hàn, mang tính công nghiệp và hiện đại. Sự chủ động trong kỹ thuật đúc, uốn, cắt, hàn, mài và khả năng liên kết bất chấp sự lệ thuộc vào tỷ lệ, trọng lượng và thể tích của tác phẩm. Sự thấu hiểu về ưu điểm, nhược điểm của chất liệu sắt đã giúp anh tạo nên những tác phẩm giàu mỹ cảm. Ở đó vừa có sự cứng cáp, lạnh lùng, lì lợm, vừa có sự mềm mại, tình cảm và giàu chất thơ, gần với đời sống xã hội hiện đại.
Trần An, MÙA HOA #9, 54x13x13cm, Sắt Hàn, 2018
Trần An, MÙA HOA #6, 22x72x10cm, Sắt Hàn, 2018
Trần An, MÙA HOA #3, 56x11x11cm, Sắt Hàn, 2018
Trần An, MÙA HOA #7, 50x10x10cm, Sắt Hàn, 2018
Thái Nhật Minh hay mượn hình tượng các con vật, đặc biệt là con chim để kể câu chuyện của mình, anh quan niệm con chim biểu tượng cho ước mơ, cho khát vọng và hòa bình. Những con chim, trong nhiều câu chuyện dân gian mà anh được đọc, còn chuyển tải các câu chuyện về văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử. Trong loạt tác phẩm lần này anh mượn hình tượng “Chim” để bày tỏ nỗi ưu tư trong sự đợi chờ, trong hoài niệm, trong sự hồi tưởng về quá khứ xa xưa hay chỉ là cảm nhận về không gian, và thời gian với mặt trời, với bốn mùa khép kín.
Bộ “Mùa hạ” của Thái Nhật Minh
“Tháng 10” & “Tháng 11” của Thái Nhật Minh
Trần An lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Trong cảm nhận của anh từ thân cây, búp lá hay nụ hoa đều chứa những nguồn năng lượng dồi dào đầy nội lực và căng tràn sức sống. Bộ sưu tập “Mùa hoa” anh muốn ngưng đọng lại thời khắc đẹp nhất, ẩn chứa nhất và tuyệt vời nhất của thiên nhiên, chuyển tải vào tác phẩm thông qua ngôn ngữ điêu khắc, như hi vọng về sự sinh sôi, sự bung nở, với một tương lai mới rực rỡ và tươi sáng.
Trần An, MÙA HOA #8, 70x27x22cm, Sắt Hàn, 2018
“Chim” không chỉ là Chim, “Mùa hoa” không chỉ là mùa hoa, mà có lẽ là những ưu tư, là ước mơ, là khát vọng, là tình cảm đối với thiên nhiên và cuộc sống mà Thái Nhật Minh và Trần An muốn chuyển tải thông qua các tác phẩm trong triển lãm này.
Bộ “Mùa xuân” (trên) và “Tháng 7” (dưới) của Thái Nhật Minh
Triển lãm điêu khắc cá nhân “Những Hạt Mầm” tại Đông Phong Gallery
Thời gian: 03.06 đến 03.07.2014
Địa điểm: Đông Phong Gallery, số 3 Lý Đạo Thành, Hà Nội.
__________________________________________________
Những hạt mầm…
Chuyện mười nghìn năm trước (1)
Hay sự sống được bật ra, từ sự im lìm ba nghìn năm (2)
Chuyện được tiếp tục từ năm năm trước (3)
Hay bên trong mỗi hình thể luôn là sự vận động không ngừng
Chuyện khuân mẫu và sự phá bỏ
hay là bệ phóng cho ước mơ
Cuối cùng mọi thứ luôn là khởi đầu và hi vọng
Đó là chuyện “Những hạt mầm”…
_ __________________________________
(1) Đông Nam Á được xem là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, khoảng 10.000 năm trước
(2) Năm 2010, những hạt thóc 3000 năm ở Thanh Dền, thuộc Văn hóa Đồng Đậu (Việt Nam) được cho là đã nảy mầm
(3) Năm 2012, những tác phẩm hạt mầm đầu tiên được tác giả bày trong triển lãm nhóm điêu khắc New form
Triển lãm Điêu khắc cá nhân “Chinh Phu-Chinh Phụ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Khai mạc: 17:30, thứ bảy 23/04/2016
Triển lãm: 23 – 27/04/2016
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
_______________________________________
Còn nữa…
Triển lãm điêu khắc cá nhân “CHINH PHU – CHINH PHỤ”
Khai mạc: 17h30, Thứ 7, ngày 23.04.2016
Triển lãm từ 23.4 đến 27.04.2016
Địa điểm: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
(Vào cửa tự do)
____________________________________
“CHINH PHU – CHINH PHỤ” là triển lãm cá nhân lần thứ 3 của nhà điêu khắc Thái Nhật Minh, sau “Những con chim” 2013 và “Mùa sinh sản” 2014
“Chinh phu – chinh phụ” được tác giả chuẩn bị trong 4 năm (2013-2016)
Chất liệu chính được nghệ sĩ sử dụng lần này là Đá, Nhôm đúc, Gỗ và Sắt.
“ Chinh phu- chinh phụ”là hình tượng phổ biến trong đời sống và văn hóa khu vực Đông á và Đông Nam á.
Việt Nam, một đất nước trải quá nhiều cuộc chiến tranh tự vệ,trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, những câu chuyện về những người lính ra đi mãi mãi không trở về, những người phụ nữ ôm con ngóng đợi người đi mòn mỏn, biết thành những vọng phu trên khắp đất nước đã tác động sâu sắc tới tác giả. Trong dòng chảy văn hóa, lịch sử. Từ “ca dao” cho đến « Chinh phụ ngâm » của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm.
Từ “Vọng phu thạch” của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát đến những “Vọng phu” của Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên…
Từ trường ca « Hòn Vọng Phu » của Lê Thương đến những đến những câu chuyện về sự li biệt trong chiến tranh.
Từ những mũi tên đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, đến những vết tích còn lại ngày nay…là mạch nguồn tiếp nối để Thái Nhật Minh làm nên Triển lãm điêu khắc cá nhân với cùng chủ đề “Chinh Phu – Chinh Phụ”.
Triển lãm gồm 3 phần:
Phần 1 gồm: 63 tượng đá trắng khắc họa hình ảnh người chinh phụ ôm con, hóa đá chờ chồng, đơn côi lạnh lẽo trong chiếc bóng cô đơn bằng sắt. Nỗi nhớ và sự mỏi mòn cứ dài mãi trong không gian.
Những bức tượng chinh phụ thể hiện nhiều cảnh đời và tâm trạng, từ niềm vui, nỗi buồn, lo lắng, hi vọng.. cho đến sự yên bình, nỗi bi thương.
Chất liệu đá trắng tựa như những “vọng phu thạch”, đồng thời gợi nên sự trong trắng, tinh khiết, cứng rắn, nhưng cũng dễ bị tổn thương.
Hình ảnh sự chờ đợi của người chinh phụ được lặp đi lặp lại xuyên suốt hai không gian của phòng triển lãm, dường như vô vọng nhưng không có điểm kết thúc.
Phần 3 gồm: Một sắp đặt với vô vàn những mảnh vỡ bằng kim loại cho thấy sự hoang tàn và khốc liệt khi cuộc chiến đi qua. Dù vậy khát vọng về một sự bình yên vẫn không bao giờ nguôi trong mỗi người “Chinh phu – Chinh phụ”
. Triển lãm “Chinh Phu-Chinh Phụ” bày tỏ sự cảm thông và suy nghĩ của tác giả về thân phận và tình người, khi tự đặt mình vào vị trí của những người “Chinh phu- Chinh phụ” và hơn hết là một sự tri ân và ngưỡng vọng.
(Còn nữa..thông tin triển lãm sẽ cập nhật liên tục)
Điêu khắc của Thái Nhật Minh trong 10 ngày của TẾT ART.
Trong 10 ngày tham dự TET ART – Hội chợ nghệ thuật đương đại lần dầu tiên được tổ chức với quy mô lớn, Các tác phẩm điêu khắc của Thái Nhật Minh sẽ xuất hiện trong gian trưng bày của nhóm điêu khắc New Form ;
Anh sẽ giới thiệu 15 tác phẩm truộc 02 bộ tượng chính là “Những con chim” và “Mùa sinh sản” mà anh đã triển khai thành 02 triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 2013 và Không gian nghệ thuật Manzi 2014.
Chất liệu anh sử dụng đều là những chất liệu truyền thống là Tượng Giấy và Nhôm đúc, nhưng được anh thổi vào đó một tinh thần mới với độ bền vững cao.
Tất cả các tác phẩm đều được bán với giá niêm yết, giá tác phẩm chỉ áp dụng cho 10 ngày hội chợ (05.02 đến 15.02.2014)
DANH SÁCH TÁC PHẨM BÀY TẠI TẾT ART 2015
Triển lãm nhóm “MÙI TẾT” Tại TTTM Hàng Da
Nghệ sĩ;
NGUYỄN VÂN CHUNG
THÁI NHẬT MINH
HÀ HUY MƯỜI
NGUYỄN VIẾT THẮNG.
Khai mạc: 16h30, Chủ nhật, ngày 08.02.2015
Triển lãm: Từ 08.02 đến 08.02.2015 (10h đến 19h30)
Tại: Sảnh tầng 2, Chợ Hàng Da, Hoàn Kiếm, Hà Nội
(Các tác phẩm đều được bán tại triển lãm – Vào cửa tự do)
____________________________________________________
“MÙI TẾT” là triển lãm các tác phẩm mới nhất, lấy cảm hứng từ con Dê và không khí của mùa xuân trước thềm năm mới. Bao gồm:Tranh Giấy, Tượng Giấy, Phù điêu Gò Đồng và Tượng Gốm của:
Bốn tác giả của triển lãm. Từ Trái sang: Thái Nhật Minh, Nguyễn Viết Thắng, Nguyễn Vân Chung, Hà Huy Mười
TẾT ART – Chợ Tranh Tết Đương Đại
Khai mạc: 18h, Thứ 5 ngày 05.02.2015
Trưng bày: Từ 05 đến 15.02.2015 (10h đến 19h30)
Tại: Tầng 3, Chợ Hàng Da, Cửa Đông,, Hoàn Kiếm, Hà Nội
(Đến tham quan, thưởng thức và đem về nhà, các tác phẩm mà mình yêu thích – Vào cửa tự do)
2014. Triển lãm nhóm điêu khắc “HÀ NỘI – SÀI GÒN” tại TP Hồ Chí Minh
Nghệ sĩ:
Hà Nội (10 Nghệ sĩ): Thái Nhật Minh, Đào Châu Hải, Khổng Đỗ Tuyền, Phạm Thái Bình, Phạm Bảo Sơn, Trần Trọng Tri, Nguyễn Ngọc Lâm, Trần Văn An, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Liên
Sài Gòn (08 Nghệ sĩ): Bùi Hải Sơn, Hoàng Tường Minh, Trần Việt Hưng, Vĩnh Đô, Trần Mai Quốc Khánh, Vũ Hà Nam, Phan Phương, Nguyễn Hoài Huyền Vũ.
Khai mạc 18h00, ngày 28.11.2014
Tọa đàm: 9h00 sáng 29.11.2014
Từ 28.11 đến 7.12.2014.
tại Hội Mỹ thuật TP.HCM, 218A Pasteur, Q.3, TP Hồ Chí Minh.
2014. Triển lãm nhóm 06 tác giả mang tên: “GẶP”, tại LaCa.
Nghệ sĩ:
Thái Nhật Minh, Đoàn Xuân Tặng, Lê Thị Minh Tâm, Phạm Trần Quân, Nguyễn Đình Vũ, Trần Anh Quân
Khai mạc: 6:00pm, Chủ nhật 9/11/2014
Triển lãm từ 09.11 đến 09.12.2014
Tại: Laca Cafe – 24 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
2014. Triển lãm nhóm điêu khắc New Form II, Điêu khắc- Không Gian-Kiến trúc .
Nghệ sỹ: Thái Nhật Minh, Khổng Đỗ Tuyền,Phạm Thái Bình, Hoàng Mai Thiệp.
Mở cửa ; 14h, thứ 6, 10.10.2014
Từ ngày 10.10.2014 – 04.11.2014
Tại: Manzi space, 14 Phan Huy Ích, Hà Nội
Curator: Nguyễn Anh Tuấn
__________________________________________________________________________________________________________
“Thái Nhật Minh (1984), NHỮNG CÁNH CHIM, 2014
Nhôm đúc, Gỗ và Gương,
Kích thước đa dạng.
Lấy gợi ý từ “Những cánh chim”, hình ảnh tượng trưng cho bầu trời và không gian rộng lớn, đối với dự án New Form II, tôi đặt hình tượng ẩn dụ này vào những không gian giới hạn của khung cửa sổ.
Dùng chất liệu có bề mặt phản xạ và có thể quan sát từ hai mặt. tôi muốn có được sự kết nối giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, giữa khung cảnh phía trước và khung cảnh phía sau, giữa con người và cảnh vật… và ngược lại, tùy thuộc vào góc nhìn của người xem.
Sự kết nối các không gian vật lí nhằm hướng đến khả năng kết nối tư duy trừu tượng giữa không gian tượng trưng vô hạn và không gian thực tại hữu hạn, giữa không gian thực và không gian ảo, giữa cái trừu tượng và những liên tưởng của người xem.